Lysine là gì, tại sao cần phải bổ sung lysine cho trẻ ?

Lysine là gì?

Lysine là một trong 12 axit amin thiết yếu của cơ thể, tuy nhiên cơ thể lại không tự tổng hợp được lysine, chính vì vậy trong thực đơn dịnh dưỡng hàng ngày cần bổ sung các loại thực phẩm giàu Lysine để đảm bảo cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ. (tăng trưởng và phát triển chiều cao)

 Vai trò của Lysine đối với trẻ nhỏ

Nói đến vai trò của Lysine đối với cơ thể thì một trong những vai trò quan trọng hàng đầu đó là Kích thích quá trình tăng trưởng và độ chắc khỏe của xương, cơ.

Lysine For Kid 1 1

Lysine hỗ trợ hấp thu canxi

Thành phần chủ yếu của xương chính là canxi. Để xương phát triển tốt, phòng chống bệnh còi xương, các mẹ thường bổ sung canxi cho trẻ. Trẻ được bổ sung đủ canxi phát triển tốt về chiều cao nói riêng và phát triển cơ thể nói chung.

Tuy nhiên để canxi được hấp thụ tốt vào cơ thể rất cần sự có mặt của một vài loại dưỡng chất thiết yếu khác trong đó phải kể đến lysine. Lysine hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi từ nguồn thức ăn hàng ngày đồng thời ngăn chặn sự bài tiết canxi trong nước tiểu. Giúp cho xương chắc khỏe, chống lão hóa cột sống, duy trì trạng thái cân bằng nitơ có trong cơ thể, do đó tránh được hiện tượng giãn cơ và mệt mỏi, giúp bé phát triển chiều cao tốt nhất và xương chắc khỏe. Vậy nên khi bổ sung canxi cho trẻ, Lysine cũng là dưỡng chất mà các bậc cha mẹ không nên bỏ qua.

Lysine giúp tăng cường cấp máu

Lysine là một trong những axit amin tham gia vào quá trình hỗ trợ việc tạo ra các mạch máu mới, giúp cho quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng từ máu vào xương được trơn tru. Bằng cách giúp thiết lập nguồn cung cấp máu thích hợp.

Lysine giúp tổng hợp Collagen

Collagen là một loại protein cấu trúc được tìm thấy trong các mô liên kết, bao gồm cả xương. Collagen cung cấp khuôn khổ cần thiết cho xương chắc khoẻ và rất cần thiết trong phát triển xương. Lysine đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen. Liên kết ngang – một bước quan trọng trong việc hình thành collagen, chỉ có thể được thực hiện khi Lysine hiện diện với số lượng đầy đủ. Không có Lysine, việc hình thành collagen sẽ chậm hơn nhiều và điều này có thể dẫn đến xương yếu. Đây là lí do khiến xương của trẻ dễ bị gãy.

Là thành phần của nhiều Protein

Lysine là thành phần quan trọng của nhiều protein như các enzyme, kháng thể và hormone. Lysine còn hỗ trợ sản sinh carnitine, là chất cần thết cho sự vận chuyển và sử dụng các chất béo. Nhờ đó các acid béo bị đốt cháy tạo năng lượng và giúp hạ thấp cholesterol có hại, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giúp hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng.

Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Lysine là thành phần cấu tạo của rất nhiều Protein, trong đó có các kháng thể, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống trả với bệnh tật, đặc biệt ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, virus như Herpes gây bệnh mụn rộp môi hay mụn rộp sinh dục, bệnh zona…

Giúp trẻ ăn ngon miệng

Với trẻ em biếng ăn thì khi bổ sung Lysine tốc độ tăng cân cao hơn 40% so với khi không bổ sung Lysin. Và các vitamin cũng tham gia rất nhiều vào các quá trình chuyển hóa, giúp cơ thể phát triển.

Lysine Hap Thu Dinh Duong 1

2/ Hậu quả của việc trẻ bị thiếu Lysine:

Thiếu hụt Lysine ở trẻ em, nhất là ở trẻ biếng ăn, sẽ xảy ra hiện tượng chậm lớn , trí tuệ phát triển kém, dễ thiếu men tiêu hoá và nội tiết tố. Nhu cầu Lysin ở trẻ em cao hơn rất nhiều so với người lớn, do vậy cần bổ sung Lysine cho trẻ nhỏ để đảm bảo sự phát triển của trẻ.

3/ Làm sao nhận biết được trẻ đang bị thiếu lysine

Một số dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu Lysine thường gặp như sau:

  • Trẻ ăn không ngon miệng, biếng ăn, lười ăn
  • Trẻ có tình trạng rụng tóc
  • Trẻ dễ bị kích động, thiếu khả năng tập trung, mệt mỏi và thờ ơ xung quang
  • Bé có thể bị đỏ ngầu ở mắt, hình thành sỏi thận, thiếu máu.
  • Bé chậm phát triển.

4/  Bổ sung lysine cho trẻ đúng cách:

Hàm lượng Lysine cần thiết cho cơ thể bé như sau:

  • Trẻ sơ sinh (3-4 tháng) cần 103 miligam lysine/1 kg khối lượng cơ thể
  • Trẻ em (2 tuổi) cần 64 miligam lysine/1kg khối lượng cơ thể
  • Trẻ em (10-12 tuổi) cần 44-60 milgam lysine/1kg khối lượng cơ thể

 

Vì cơ thể không tự tổng hợp được lysine nên cần bổ sung Lysine qua đường dinh dưỡng do đó Bố mẹ cần lựa chọn các loại thực phẩm chứa hàm lượng Lysine cao trong khẩu phần ăn của trẻ là cần thiết.

Một số thực phẩm giàu Lysine đó là:

  • Các loại hạt đậu và sản phẩm từ đậu: đậu lăng, đậu, đậu Hà Lan, đậu phụ, sữa đầu nành…
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Hoa quả màu đỏ như cà tốt, cà chua, cam, quýt
  • Các loại hạt hạt điều, hạnh nhân, quả hạch Brazil, quả óc chó, quả hồ đào
  • Thịt bò, gà
  • Hải sản có vỏ như tôm, cua, ghẹ, hàu….
  • Trứng, rong biển
  • Các loại cá: như cá bơn, cá mòi, cá tuyết…

 

Lysine chỉ được tổng hợp qua nguồn dinh dưỡng hàng ngày, tuy nhiên khẩu phần ăn của người Việt Nam có đến 70 – 80% là ngũ cốc nên rất dễ bị thiếu hụt Lysine thêm vào đó hàm lượng Lysine trong thực phẩm lại dễ dàng bị hao hụt trong quá trình chế biến thức ăn. Chính vì vậy nhiều cha mẹ để tránh thiếu hụt hay thừa Lysine cho trẻ đã lựa chọn tin dùng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

5/ Lưu ý khi bổ sung Lysine

Vì có tác dụng tăng chiều cao nên nhiều Bố mẹ đã tự ý mua và sử dụng thuốc bổ sung Lysine, đặc biệt là liều đơn lẻ, cho các bé nhỏ với việc mong muốn con cao hơn. Dẫn đến việc bổ sung lysine cho bé một cách tràn lan là một điều khiến nhiều chuyên gia nhi khoa quan ngại, trong đó có bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn _ tác giả cuốn “Làm mẹ không áp lực”. Trong bài chia sẻ trên trang cá nhân Facebook, bác sĩ Anh Nguyễn có nhắc tới việc bổ sung Lysine cho bé: “Nhiều cha mẹ tự ý mua và sử dụng thuốc bổ sung lysine cho các bé nhỏ với việc mong muốn con cao hơn, mặc dù theo hướng dẫn, lysine không khuyến khích kê cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì những nguy cơ liên quan đến rối loạn hormone tăng trưởng, khả năng hấp thụ canxi và gia tăng tương tác sinh học một số thuốc. Sự tăng trưởng chiều cao là ảnh hưởng nhiều yếu tố gồm hormone, di truyền, dinh dưỡng và hoạt động vui chơi. Bổ sung lysine đơn lẻ đôi lúc không có hiệu quả lên sự phát triển chiều cao, mà còn tiềm ẩn những nguy cơ sức khỏe. Nếu bạn muốn bổ sung cho bé, nên tư vấn chuyên gia dinh dưỡng để có lời khuyên đúng.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.